Ngỡ tưởng chỉ là một loài rắn hiền lành, thế nhưng rắn nước vẫn khiến bao người hoang mang khi bị cắn. Rắn nước cắn có chết không, vết cắn có độc không? Những câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm họa khó lường.
Rắn nước là gì?
Rắn nước là loài rắn có chiều dài trung bình và có nhiều loại với màu không rõ rệt. Rắn nước là giống rắn có nhiều loại khác nhau nhưng đa số chúng đều hiền và không chứa độc tố. Nơi chúng sống chủ yếu ở ao, hồ, đầm trũng. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là cá, ếch nhái.
Mỗi con rắn nước có thể đẻ mỗi lứa từ 4- 18 con hoặc trứng. Rắn con được sinh ra dài 14cm giống rắn trưởng thành.
Rắn nước cắn có bị sao không
Đừng vội chủ quan khi thấy vết rắn nước cắn chỉ sưng nhẹ hoặc không đau. Hãy cùng làm rõ liệu rắn nước cắn có bị sao không, rắn nước cắn có chết không hay rắn nước cắn có độc không để hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra nếu xử lý chậm trễ.
Hầu hết các loại rắn nước đều hiền lạnh và không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là các loại cá, ếch, nhái, ễnh ương, .. Nếu để im thì chúng không bao giờ cắn. Chúng chỉ cắn nếu như bị bắt ra khỏi hang thì chúng sẽ tấn công bạn. Chính vì vật, khi gặp rắn nước bạn cần thật bình tĩnh, và không nên tấn công cũng như quấy rầy chúng.
Một số loài rắn nước hung dữ, có thể có chứa chất độc như Hydrophis ornatus, enhydrina schistosa, Astrotia stokesii ,..tuy nhiên những loại này thường sinh sống ở vùng nước mặn, ở ngoài đại dương. Khi bạn bị rắn nước cắn thì không sao cả bởi chúng không có độc tố trong cơ thể.
Tuy rắn nước lành và không chứa độc tố, nhưng bạn cũng không được chủ quan bởi vết thương rắn cắn. Nó sẽ gây nguy hiểm nếu như bạn bị những con rắn này cắn dưới nước sẽ có thể bị nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn là nhiễm các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Do vậy, để tránh gây hại đến sức khỏe nhiều nhất thì bạn cần có được cho mình một cách sơ chế nhanh chóng và hiệu quả kịp thời.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Sau khi bị rắn nước cắn có sao không là điều khiến nhiều người bối rối. Thay vì hoảng loạn, hãy tìm hiểu cách xử lý đúng để giảm rủi ro từ vết rắn nước cắn. Dù rắn nước cắn có độc không thì việc vệ sinh và chăm sóc đúng cách vẫn là yếu tố quyết định mức độ ảnh hưởng.
Đầu tiên bạn cần xác định rõ loại rắn để có cách xử lý phù hợp. Nếu là loại rắn nước thường thì có thể sơ cứu nhẹ và băng bó vết thương. Tuy nhiên, nếu bị những loài không phải rắn nước cắn mà là rắn độc thì bạn cần lưu ý.
Cố định vết thương để hạn chế chảy máu. Tuyệt đối không được có những tác động lên vết thương như ngăn sự lưu thông máu. Ở vùng bị cắn, bạn cần nới rộng quần áo xung quanh vị trí đó ngay lập tức.
Rửa sạch vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa lại vết thương rồi lấy băng gạc sạch băng lên vết thương.
Nếu vùng bị cắn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau nhức ở vùng bị rắn cắn, có vết răng rắn cắn sâu và bầm tím, hoặc có những hiện tượng tay chân run, co giật… Bạn cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời luôn.
>>> Tham khảo thêm: Bị vẹt cắn có sao không và dấu hiệu cần cảnh giác ngay
Phòng ngừa rắn cắn
Để không rơi vào tình huống lo sợ bị rắn nước cắn có bị sao không, bạn cần biết cách hạn chế nguy cơ tiếp xúc với loài rắn này. Việc phòng tránh không chỉ giúp ngăn ngừa vết rắn nước cắn mà còn giảm thiểu khả năng bị tấn công bởi các loài rắn nguy hiểm khác.
Cần cảnh giác khi di chuyển ở các vùng đầm lầy, ao hồ, các cơn lũ, mùa thu hoạch vào ban đêm.
Nên mang ủng, giày cao cổ và quần dài khi đi ở rừng, đầm lầy
Khi gặp rắn nước, tuyệt đối không được trêu chọc, và nghịch vào miệng hang của rắn.
>>> Tham khảo thêm: Kiến lửa cắn có bị sao không và cách xử lý tại nhà
Đừng để sự chủ quan khiến bạn trả giá bằng sức khỏe. Rắn nước cắn có bị sao không không còn là điều mơ hồ nếu hiểu rõ các dấu hiệu, vết thương và cách phòng ngừa. Sự cảnh giác luôn là lá chắn an toàn nhất.